Nhảy đến nội dung

Cách Sạc Xe Nâng Điện Và Những Điều Cần Lưu Ý

Kinh nghiệm | 27/12/2021

Xe nâng điện đang trở thành 1 trong những phương tiện thiết yếu tại nhiều doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Vai trò chính của xe nâng là hỗ trợ nâng đỡ, di chuyển hàng hoá có trọng lượng nặng, gánh vác bớt khối lượng công việc giúp con người. Vậy liệu rằng bạn hiểu rõ tầm quan trọng của bộ sạc xe nâng điện đối với tuổi thọ hoạt động của xe nâng?

Nếu chưa, hãy theo chân thiết bị tổng hợp nhé! Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn kiến thức tổng quát nhất về bộ sạc xe nâng điện và hướng dẫn cho bạn kỹ thuật sạc xe nâng chuẩn chỉnh nhất.

hướng dẫn kỹ thuật sạc xe nâng điện

Hướng dẫn kỹ thuật sạc xe nâng điện đúng cách

Xe nâng điện chỉ vận hành và hoạt động tối đa công sức khi chúng ta biết cách sạc và bảo dưỡng đúng quy trình. Bởi mỗi một loại bình ắc quy tích hợp trong xe nâng điện sẽ tương ứng với bộ sạc riêng biệt. 

Do đó, khi sạc xe, bạn cần phải nắm rõ những thông số trên bình ắc quy mà nhà sản xuất đã đưa ra để lựa chọn được bộ sạc phù hợp. Sau đây là một số kỹ thuật sạc xe nâng điện chuẩn nhất bạn nên lưu lại nhé:

  • Sạc đúng kỹ thuật: Nắm rõ vị trí đầu sạc để tránh đấu nhầm đầu sạc của bộ sạc vào đầu bình ắc quy. Nguyên tắc đấu, cực âm của bộ sạc đấu với cực âm của bình ắc quy, cực dương của bộ sạc đấu vào cực dương của bình ắc quy.
  • Dòng sạc sử dụng không nên vượt quá 10% dòng định mức ghi trên bình. Tuyệt đối, không sử dụng dòng sạc của bình ắc quy có dung lượng lớn để sạc cho bình ắc quy có dung lượng nhỏ hơn.
  • Thời điểm bạn nên sạc bình ắc quy tốt nhất là thực hiện ngay sau khi làm việc xong để bù lại lượng điện năng đã bị tiêu hao trước đó. 
lưu ý cách đấu sạc đúng cực

Ở đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn quy tắc sử dụng bộ sạc xe nâng điện đối với bình ắc quy chì axit 24DVC. Thứ tự như sau:

Quy tắc bố tríCách thức thực hiện
Vị trí đặt bộ sạc

- Để bộ sạc gần ổ cắm, nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh để quá trình sạc không bị gián đoạn. Khu vực dành cho hoạt động sạc xe nâng nên được thiết kế riêng để đảm bảo tính an toàn, hạn chế mọi tác động, di chuyển trong quá trình sạc.

- Không để bộ sạc quá xa ngoài tầm với của dây dẫn.

Thời gian sạc

- Khi màn hình LCD của xe nâng điện báo tỷ lệ pin còn dưới 30% thì chúng ta tiến hành sạc, thời gian sạc trung bình nên kéo dài từ 8-12h để bình ắc quy nạp đủ điện.

- Tuyệt đối không nên sạc pin khi dung lượng bình điện còn quá nhiều hoặc thời gian sạc quá ngắn khoảng 2-3h. Điều này dễ làm khả năng tích điện của xe nâng giảm đi và làm tuổi thọ xe cũng giảm theo.

Nguồn điện sạcĐối với nguồn điện sạc bình điện chì axit 24DVC chúng ta sẽ dùng nguồn điện 3 pha 220V/50Hz theo tiêu chuẩn Việt Nam.

 

>>> Xem thêm: Bộ sạc xe nâng điện 24VDC-50A

                         Bộ sạc xe nâng điện 48VDC-60A

                        Bộ sạc xe nâng điện 48VDC-60A 3 pha

                       Bộ sạc xe nâng điện 48VDC-80A 3 pha

                       Bộ sạc xe nâng điện 48VDC-100A 3 pha

Quy tắc sạc xe nâng điện an toàn đúng kỹ thuật

  • Trước khi sạc pin mới, nên tiến hành xả toàn bộ điện năng còn sót lại trong bình ắc quy xe nâng điện.
  • Trước khi sạc bình điện, bạn nên mở nắp capo 15-20 phút để hạ nhiệt độ bình xuống dưới 40 độ và giữ trạng thái mở nắp capo suốt quá trình sạc để nhiệt độ có thể dễ dàng thoát ra ngoài.
  • Mang đồ bảo hộ trong quá trình sạc, để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Lập tức ngưng quá trình sạc nếu phát hiện ắc quy bốc mùi hoặc nhiệt độ quá nóng.
  • Không nên sạc bình ắc quy với dòng sạc lớn hơn
  • Không được sạc nhiều ắc quy cùng một lúc.
  • Sạc ở nơi thoáng mát, tránh xa lửa và chất dẫn điện. Nên dán biển cấm tuyệt đối không được hút thuốc gần nơi sạc.
  • Không để vật dụng khác trên bình ắc quy trong lúc đang sạc.
  • Không kéo giật giắc cắm trong quá trình sạc
  • Vệ sinh ắc quy sau khi sạc trước khi lắp vào xe nâng.
  • Không sạc chung giữa 2 loại ắc quy axit và ắc quy khô.
  • Nên tắt bộ sạc trước khi tháo dây sạc ra khỏi ắc quy.
  • Luôn đảm bảo đầu sạc ắc quy sạch sẽ và khô ráo ở mọi lần sạc để đảm bảo an toàn. Bởi nếu bị ướt nó sẽ trở thành mối nguy hiểm bị điện giật. 
công tác chuẩn bị trước khi sạc

Thời điểm sạc ắc quy xe nâng phù hợp

Việc chăm sóc và bảo dưỡng bộ sạc xe nâng đúng cách sẽ quyết định đến tuổi thọ của bình ắc quy xe nâng lên tới 10 năm. Sau đây là những thời điểm tốt nhất bạn nên sạc để đạt hiệu quả tốt nhất:

  • Tiến hành sạc khi nhận thấy dung lượng bình ắc quy còn lại 20%-30% pin
  • Khi sạc bình ắc quy đủ 100% dung lượng mới được dừng
  • Lựa chọn không gian thoáng mát để tiến hành quá trình sạc, tránh khu vực có nhiệt độ cao
  • Đảm bảo nắp bình ắc quy luôn trong trạng thái mở khi đang sạc
  • Đảm bảo vệ sinh đầu sạc ắc quy sạch sẽ và khô ráo trước khi sạc
  • Nên kiểm tra lại bộ sạc hoặc bộ dây nguồn nếu có hiện tượng sôi sục trong quá trình sạc.
thời điểm sạc xe nâng điện phù hợp

Quy trình bảo dưỡng ắc quy xe nâng điện kéo dài tuổi thọ

Bình ắc quy và bộ sạc xe nâng điện là 2 bộ phận không thể thiếu đối với dòng xe nâng điện. Do đó, ngoài việc nắm bắt kỹ thuật sạc xe nâng điện đúng và an toàn. Bạn cũng cần phải hiểu được các nguyên tắc bảo dưỡng bình ắc quy và bộ sạc đúng cách để kéo dài thời gian sử dụng.

Quy trình bảo dưỡng bộ sạc xe nâng điện, bình ắc quy xe nâng gồm 4 bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị

Chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị cần thiết cho việc tháo lắp bình ắc quy, bộ nguồn sạc phù hợp, dụng cụ vệ sinh, nước cất,…

  • Bước 2: Trang bị đồ bảo hộ

Với cấu tạo của bình ắc quy xe nâng thường chứa một lượng lớn axit Sunfuric độc hại, tính ăn mòn mạnh, gây bỏng nặng khi tiếp xúc với da. Do đó, trước khi quy trình sạc diễn ra, bạn cần trang bị đồ bảo hộ gồm: quần áo, ủng, khẩu trang, găng tay cao su, kính, mũ,…

  • Bước 3: Thực hiện vệ sinh sạch sẽ bộ sạc và bình ắc quy

Sử dụng khăn sạch và dung dịch vệ sinh (nếu cần), để loại bỏ mọi vết bẩn bám trên bề mặt của bình ắc quy và bộ sạc xe nâng điện. Điều này sẽ giúp hạn chế phát ra các tia lửa điện nguy hiểm khi thực hiện đối các cực của bình ắc quy và bộ sạc lại với nhau.

  • Bước 4: Kiểm tra mực nước trong bình ắc quy

Luôn luôn phải đảm bảo mực nước trong bình ắc quy luôn ở mức cho phép. Trong quá trình sạc nếu mức nước thấp hơn, bạn cần tiến hành châm thêm nước để đảm bảo tính an toàn cho đến khi sạc đủ dung lượng.

quy trình bảo dưỡng bình ắc quy xe nâng đúng cách

Một số dòng xe nâng điện ưa chuộng và bộ sạc đi kèm

Với hàng loạt thương hiệu nổi tiếng trong giới xe nâng điện như: mitsubishi, nissan,... ra đời. Do đó, trên thị trường hiện nay có hàng trăm đến hàng nghìn mẫu xe nâng điện có cấu hình và mục đích sử dụng khác nhau. Đi kèm với mỗi dòng xe nâng là 1 bộ sạc điện tiêu chuẩn theo thông số của nhà sản xuất. Điển hình như:

Xe nâng tay điện thấp

Đây là dòng xe nâng có tải trọng dưới 1.5 tấn thường sử dụng tại các nhà xưởng, công trường, khu chế xuất. Bộ sạc xe nâng tay điện của dòng này thường có dây dẫn và phích cắm chìa ra ngoài. Nguồn điện sạc an toàn là 220V.

Xe nâng tay điện bán tự động

Đa số các xe nâng tay điện bán tự động có tải trọng không quá 1,6 tấn và chiều cao nâng tối đa không quá 3,5m. Không gian ứng dụng của mẫu xe này cũng tương tự như dòng xe nâng tay điện thấp. Chúng được ứng dụng tại các nhà xưởng là chủ yếu. Nguồn điện sạc là điện dân dụng 220V.

mẫu xe nâng tay điện

Trên đây là toàn bộ kiến thức về kỹ thuật sạc xe nâng điện được chúng tôi tổng hợp và đúc kết ngắn gọn, dễ hiểu nhất để truyền tải đến quý độc giả. Để được tư vấn chi tiết hoặc cung cấp thêm thông tin về bộ sạc xe nâng điện, quý khách vui lòng liên hệ qua Hotline: 0901416828 (Mr.Kế).

>>> Đặt ngay: Bộ sạc xe nâng điện 24VDC - 30A

                       Bộ sạc xe nâng điện 48VDC-60A