Hiện nay, trong lĩnh vực xử lý nước cấp, nước mặn, nước lợ, nước biển thì công nghệ màng lọc RO đang được sử dụng rộng rãi. Để 1 hệ thống lọc thẩm thấu ngược RO hoạt động đạt đúng công suất yêu cầu, chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn, hoạt động ổn định và tiết kiệm chi phí vận hành nhất thì việc lựa chọn đúng màng RO rất quan trọng, quyết định đến 80% kết quả của hệ thống. Nếu lắp sai chủng loại màng, tuổi thọ của toàn bộ hệ thống lọc RO sẽ giảm rất nhanh. Tỉ lệ nước thải, độ tinh thiết của nước đầu ra và tỉ lệ thu hồi quyết định chi phí lắp đặt và vận hành toàn bộ hệ thống.
Ngoài ra chúng ta cần phải quan tâm đến một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất lọc của màng lọc RO như:
– Áp lực nước tối đa: thông số này rất quan trọng, phải lựa chọn thông số bơm cho phù hợp.
– Lượng chất rắn hoà tan trong nước đầu vào.
– Chất lượng màng RO.
– Nhiệt độ nước nguồn.
Thiết Bị Tổng hợp muốn chia sẻ với khách hàng vài thông tin và kinh nghiệm cơ bản trong việc lựa chọn màng RO phù hợp với nhu cầu sử dung.
Dưa vào nguồn nước đầu vào:
Thường được ký hiệu bằng 2 chữ cái đầu tiên trên Model màng RO
– TW (Tap water): Màng RO này ứng dụng cho nguồn nước đã xử lý thô trước (nước thuỷ cục), công suất nhỏ, chỉ xử lý được độ mặn thấp ≤ 1.000 ppm, thường được ứng dụng trong lọc nước uống gia đình.
– BW (Brackish water): Màng RO này thường được ứng dụng trong lọc nước lợ, nước có nồng độ muối trung bình từ 2.000 ppm đến 10.000 ppm. Nguồn nước đầu vào thường là nguồn nước sông, nước giếng, nước ngầm bị nhiễm mặn. Tuy nhiên cần phải xử lý thô trước để bảo vệ màng RO.
– SW (Sea water): Màng RO này dùng để lọc nước biển, có khả năng lọc được nước có độ mặn lên đến 55.000 ppm.
Dựa vào kích thước màng RO
Thông số này sẽ quyết định công suất xử lý của màng RO. Trong ký hiệu Model của màng, 2 chữ số đầu là đường kính màng, 2 chữ số sau là chiều dài màng. Đơn vị đo là Inch. Để đạt được công suất mong muốn, một hệ thống RO thường sẽ được lắp nhiều màng, nhân công suất của một màng với số lượng màng ta sẽ ra được lượng nước xử lý.